Cách nấu sâm bí đao gạo lứt thanh mát giải nhiệt

Chia sẻ công thức và cách nấu sâm bí đao gạo lứt thơm ngon tại nhà. Nước bí đao gạo lứt nấu đơn giản, vị ngọt thanh, mùi thơm dịu dễ uống. Sâm bí đao gạo lứt là thức uống rất tốt cho cơ thể.

Xem VIDEO CÁCH NẤU SÂM BÍ ĐAO GẠO LỨT NGON

NHỮNG THỨC UỐNG NGON DỄ LÀM TẠI NHÀ

CÔNG THỨC SÂM BÍ ĐAO GẠO LỨT

  • 1.5kg bí đao (1 trái vừa 1kg - 1.5kg)
  • 50g lá dứa
  • 1 trái la hán quả
  • 120g gạo lứt (Xem cách rang gạo lứt )
  • 3 lít nước
  • 80g đường phèn
  • xíu muối

Bí đao nấu sâm là loại to, 1 trái thường có trọng lượng từ 900g trở lên. Đây là giống bí chuyên để làm mứt và nấu nước mát, khác với loại bí đao nhỏ hay nấu canh.

CÁC BƯỚC NẤU SÂM BÍ ĐAO GẠO LỨT TẠI NHÀ

- Bắt nồi 500ml nước lên bếp, để lửa vừa, cho vào 120g gạo lứt và nấu 15 - 20 phút.
- Bí đao bỏ ruột, cắt khoanh dày 1 - 2cm. Cho bí đao, nước gạo lứt, lá dứa, la hán quả vào nồi cùng 2.5L nước. Đậy nắp lại, nấu 30 phút.
- Vớt tất cả nguyên liệu ra, cho thêm đường phèn cùng xíu muối. Để nguội, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

BÍ QUYẾT NẤU SÂM BÍ ĐAO GẠO LỨT THƠM NGON

- Thường thì sâm bí đao có thể cho thêm thục địa, nhãn nhục, táo tàu,... nhưng nếu bạn ngại mùi thuốc bắc thì không nên cho, chỉ dùng 1 trái la hán quả là đủ.
- La hán quản chủ yếu tạo độ ngọt cho nước sâm bí đao, bạn chỉ nên dùng 1 trái hoặc 2 trái. Dùng nhiều la hán quả vị ngọt sẽ khó uống và mùi thuốc bắc hơi nồng. Khi nấu phải đập nát la hán quả.
- Để bảo quản sâm bí đao gạo lứt được lâu bạn phải nấu cho đường chín. Sau khi sâm bí đao nguội, rót vào chai và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 3 - 5 ngày.

NHỮNG LOẠI SIRO NGON DỄ NẤU TẠI NHÀ

Siro chanh dây
Siro mận
Siro thanh long ruột đỏ

Nhận xét